RAM Laptop Update 12/2024

Cùng với CPU, MainBoard … thì RAM là một thành phần quyết định tạo nên “sự sống” cho chiếc máy tính.

Vậy RAM là gì? Có chức năng gì ? Tại sao nó lại quan trọng như thế ? Có nhiêu loại RAM ?…

Theo định nghĩa RAM ( Randon Access Memory) – Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên,khác với các bộ nhớ truy cập tuần tự là CPU có thể truy cập vào một địa chỉ nhớ bất kỳ mà không cần phải truy cập một cách tuần tự, điều này cho phép CPU đọc và ghi vào RAM vớ tốc độ nhanh hơn.

Chức năng của RAM là nơi hệ điều hành,chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ HDD, một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc giữ liệu trực tiếp từ RAM, thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giấy trong khi đó thời gian truy xuất HDD được tính bằng mili giây).

Mỗi loại RAM có tốc độ và bộ nhớ khác nhau. Tốc độ của Ram thường được tính bằng Mhz và bộ nhớ được tính bằng GB.

Tóm lại, chúng ta chỉ cần biết đơn giản RAM là thiết bị lưu trữ dữ liệu, nhưng khi mất điện mọi dữ liệu trong đó sẽ bị mất. Bộ nhớ RAM  không nhiều như bộ nhớ của ổ cứng (HDD) thường khoảng vài trăm MB đến vài Gb trên một thanh RAM. RAM là nơi mà CPU lấy dữ liệu để xử lý vì thế tốc độ đọc và ghi dữ liệu trong RAM là rất nhanh. Ví dụ khi ta chơi Game tất cả mọi tập tin cần thiết để chạy được game đó sẽ được đưa lên bộ nhớ RAM để chờ được xử lý. Đó là lý do nếu bạn chơi các game có cấu hình cao thường đòi hỏi RAM phải lớn.

Về chức năng là vậy nhưng RAM  thật sự có rất nhiều loại, mỗi loại lại có vài đặc điểm khác nhau. Nhưng ở phần này chúng ta chỉ tìm hiểu về các loại RAM dành cho Laptop. RAM cho Laptop được thiết kế lại từ RAM cho máy tính để bàn. Vì được thiết kế lại cho máy tính xách tay có diện tích eo hẹp nên vì thế RAM này sẽ ngắn hơn nhưng lại có bề ngang to hơn so với RAM thường. Bên cạnh đó RAM Laptop cũng ít tốn năng lượng hơn.

ram laptop

RAM dành cho máy tính xách tay

Cũng giống như RAM dành cho PC, RAM cho laptop cũng có nhiều loại. Cụ thể như:

  • SDR
  • DDR
  • DDR2
  • DDR3
  • DDR3L

Điểm chung duy nhất  của các loại RAM này là chúng đều là RAM động, Vậy đâu là điểm khác nhau giữa chúng?

RAM SDR

Những chiếc laptop thế hệ đầu được sản xuất vào cuối những năm thập niên 90 được tích hợp bên trong chúng là RAM SDR với tốc độ khá chậm  và bộ nhớ rất ít. Hiện nay chúng ta sẽ khó có thể còn được gặp loại RAM này nữa.

ram sdr

Một thanh SDR 64MB với 168 chân

RAM DDR

Để cải thiện vấn đề tốc độ cũng như bộ nhớ của SDR người ta bắt đầu người cứu và sản xuất thế hệ RAM tiếp theo vào đầu những năm 2000 với tên gọi mới là DDR, đây cũng là nền móng cho các loại RAM hiện đại sau này. Tuy vậy tốc độ của RAM thế hệ này vẫn còn là rất chậm. Được sử dụng rộng rãi trên các Laptop từ đầu những năm 2000 đến cuối 2004.

DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là “DDR”. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ”.

Ram ddr

Ram DDR có bộ nhớ 512 MB của ELIPDA với 200 chân

RAM DDR2

Vào các năm tiếp theo, với sự xuất hiện của các thế hệ máy tính mới hơn, đi kèm với các hệ điều hành có giao diện thân thiện hơn với người dùng, một trong số đó là Window XP ra đời 2003. Với sự xuất hiện của các giao diện “màu mè” và “mượt mà” hơn so với thế hệ trước do đó RAM cũng đòi hỏi nhanh hơn và có bộ nhớ lớn hơn. DDR dường như đã quá sức sau khoảng vài năm phục vụ, vì thế người ta nghĩ đến việc thay thế nó bằng thế hệ tiếp theo DDR2 có tốc độ nhanh hơn và bộ nhớ lớn hơn khá nhiều, đồng thời cũng tiết kiệm năng lượng hơn so với DDR. Hiện tại chúng ta còn có thể tìm thấy DDR2 với bộ nhớ đến 4GB. RAM DDR2 được sử khá nhiều chúng xuất hiện trên các dòng Laptop sản xuất từ cuối năm 2003 đến cuối năm 2009.

ram ddr2

RAM DDR2 có bộ nhớ 1GB của Transcend với 200 chân

RAM DDR3

Vào năm 2007 cùng với sự ra đời của thế hệ HDH mới như Window Vista, Mac OS X Leopard người ta bắt đầu sản xuất thể hệ RAM tiếp theo của DDR2 là DDR3 với tốc độ rất nhanh và bộ nhớ lớn đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với thế hệ DDR2. Đây cũng là loại RAM được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên Laptop hiện nay với bộ nhớ lớn lên đến 16GB/thanh . Tuy xuất hiện sớm nhưng mãi đến cuối năm 2009 thì DDR3 mới bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên Laptop.

ram ddr3

RAM DDR3 Laptop của hãng CORSAIR với 204 chân

RAM DDR3L

Bên cạnh sự xuất hiện của DDR3 người ta còn thấy DDR3L. Đây là kết quả hợp tác của Kingston và Intel trong việc phát triển dòng bộ nhớ tiết kiệm điện năng. Chữ L ở đây có nghĩa là Low ám chỉ đây là loại RAM DDR3 nhưng sử dụng ít năng lượng hơn. Loại RAM này thường được sản xuất cho các thiết bị cụ thể vì chúng sử dụng điện thế 1,35V thay vì 1.5V như các loại RAM thông thường. Đây là loại RAM đặc biệt được thiết kế cho các hệ thống máy chủ, các trung tâm dữ liệu và trên một số dòng LAPTOP cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng PIN.

ram ddr3l

RAM DDR3L của Kingston